Ám ảnh cảnh đánh nhau với Bình An trong lòng giếng giữa trưa nắng nóng
- Quen thuộc với khán giả qua các tiểu phẩm hài cũng như Táo Quân nhưng để lại dấu ấn với vai Thịnh Ngựa trong 'Mê cung' 4 năm trước, Đỗ Duy Nam gặp thách thức nào khi trở lại màn ảnh với một vai công tử ăn chơi khác lạ từ ngoại hình lẫn tính cách như Đạt trong 'Biệt được đen'?
Ban đầu hai đạo diễn nói muốn mời tôi vào một vai nghiện ngập nên khá tò mò. Nhân vật Thịnh Ngựa trong Mê cungtôi từng đóng là một vai con nhà giàu nhưng ngông cuồng như kiểu giang hồ mạng bây giờ. Còn vai diễn lần này tinh vi, thủ đoạn hơn. Đạt trong Biệt được đen là rich kid con nhà tài phiệt.
Ngoài việc nghiện ngập, Đạt có tâm lý phức tạp, nói cách khác là kẻ tâm thần nhưng vẫn ra ngoài xã hội. Khi hóa thân vào nhân vật này, tâm lý phức tạp hơn nhiều nên tôi phải đọc kỹ kịch bản và bàn bạc với hai đạo diễn để tạo nên sự đặc biệt cho vai diễn. Nhân vật lúc rất nguy hiểm, lúc lại dễ thương để mạch phim đỡ căng thẳng. Vì lao vào ma túy nên Đạt mất tất cả. Tôi hy vọng vai diễn sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho giới trẻ, đặc biệt là khi ma túy tổng hợp đang làm xã hội hỗn loạn.
- Đây có phải là vai diễn khó nhất và mất sức nhất của bạn?
Đây thực sự là một vai mất sức. Vì nhập vai tội phạm nên tôi hay phải diễn cảnh đánh nhau rất mệt. Cảnh tôi và Bình An đánh nhau trong cái giếng bằng đá đúng 12 giờ trưa giữa mùa hè 40 độ thực sự kinh khủng. Dường như gia chủ làm ra cái giếng đó để hút năng lượng thì phải nên cực nóng. Hôm đó quay xong về nhà, người tôi và Bình An đều tím bầm. Rồi những cuộc chơi, những vụ án mạng... diễn mấy cảnh đó khiến chúng tôi vô cùng tốn sức.
- Lý do gì để bạn phải làm kiểu tóc rắc rối này? Đó là ý tưởng của ai?
Đây là ý tưởng của đạo diễn. Anh ấy nói trước tôi đóng vai Thịnh Ngựa đã có kiểu tóc ấn tượng lần này tiếp tục phải tạo điểm nhấn mà theo kiểu rich kid (con nhà giàu). Tôi định cạo đầu thì thấy anh Hoàng Anh Vũ làm. Bình An đẹp trai mà mình lại xấu xấu nên không biết làm thế nào. Tôi nảy ra ý định làm kiểu tóc này cho giống rapper và khi đề xuất được đạo diễn chấp nhận ngay. Nhưng khi bắt tay vào làm thì đau đớn vô cùng.
Tôi bị giật chân tóc, đứt chân tóc, da đầu mưng lên vì chân tóc căng quá. Khi ngủ không thể nằm ngửa cổ ra được nên rất tốn tiền đi mát xa cổ vai gáy cũng như cho thợ gội đầu. Tuy nhiên, tôi vẫn rất vui và thích tạo hình mới này.
Chắc tôi sắp hói rồi
- Vì kiểu tóc đặc biệt đó nên suốt quá trình quay bạn phải giữ nguyên tạo hình của nhân vật mà không được thay đổi?
Trong thời gian làm phim Biệt dược đen,đi đâu tôi cũng phải đội mũ, ăn cũng phải đội vì yêu cầu của Đài là không được lộ hình ảnh nhân vật. Do vậy, Facebook cá nhân không dám đăng ảnh gì. Đi biển, đi ăn dù không biết có ai nhận ra hay không, tôi vẫn đội mũ cho an toàn. Đây là lần thứ 4 tôi phải nối lại tóc.
Cứ được nghỉ quay khoảng 10 ngày là tôi đi chữa da đầu. Khi có lịch quay trở lại được báo trước khoảng 2 ngày để đi nối tóc. Đến giờ tôi để kiểu tóc này tới tháng thứ 3 và được thông báo là phim mới quay được nửa đường nên chắc là sắp hói rồi(cười).Gần như ngày nào tôi cũng phải gội đầu và có thợ riêng.
- Vợ con phản ứng thế nào về tạo hình nhân vật mới này của bạn?
Vợ tôi cùng nghề nên ủng hộ thôi. Các con ban đầu sợ nhưng vì chương trình rap đang hot nên tôi nói đùa là làm tóc này cho giống rapper nên chúng cũng quen dần với diện mạo mới của bố.
- Với Duy Nam, diễn hài hay phản diện khó hơn?
Với tôi, diễn hài khó hơn vì rất khó làm khán giả cười. Nhất là chương trình Táo Quân, ngoài sự hài hước còn có cả ý nghĩa ngầm nên áp lực lớn hơn những vai tội phạm giải trí thế này.
- Khán giả giờ xem phim nhiều, những vai tội phạm kiểu gì cũng không còn mới lạ nữa. Vậy bạn làm gì để nhân vật của mình ấn tượng và không bị rơi vào trạng thái như nhiều nhân vật con nhà giàu ăn chơi khác trên phim Việt thường bị nhận xét là "quê"?
Trước đây có những thứ rất nhạy cảm không được đưa lên phim. Song hiện tại các đạo diễn trẻ đã cho phép chúng tôi phản biện và mang yếu tố cá nhân vào nhân vật để làm sao vai diễn gần gũi nhất với đời thực mà không bị giả. Tôi nghĩ với những chất liệu đã có, bộ phim sẽ thể hiện phần nào góc khuất trong cuộc sống của giới trẻ.
- Những tiết mục hài của bạn có thể để các con xem được nhưng 'Biệt dược đen' lại không dành cho khán giả nhỏ tuổi. Bạn có tiếc không khi một vai đầu tư như thế mà lại không thể cho các con xem?
Các cháu còn nhỏ thật, 1 bé 6 tuổi, 1 bé 2 tuổi nếu có xem cũng chưa hiểu lắm. Tôi không biết khi báo chí đưa tin hay con vô tình lướt TikTok có thấy phim không nhưng nếu con xem được và nói về vai diễn của bố tôi sẽ có cách nói với bọn trẻ. Rằng: "Đây là phim về cảnh sát hình sự và các chú áo xanh kia đang chiến đấu với bố. Chắc chắn bố phải như thế nào đó.... Sau này bố sẽ nói cho con tiếp"(cười).
Đỗ Duy Nam trong 'Biệt dược đen':
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
MC Quyền Linh và hai con gái:
Diệu Thu
Dự thảo được hình thành sau quá trình nghiên cứu của nhóm soạn thảo gồm 11 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý...
![]() |
Buổi góp ý cho dự thảo đầu tiên của khung quy tắc ứng xử trong trường học do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì. |
TS Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Phó trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, bộ quy tắc ứng xử trong trường học là tập hợp những quy định về các hành vi nên làm và không được làm, thể hiện các chuẩn mực, giá trị văn hóa trong hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập của các chủ thể trong nhà trường và các đối tượng có liên quan.
Quy tắc ứng xử trong trường học có vai trò điều chỉnh cách thức ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam, tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.
Bộ quy tắc ứng xử được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên; phù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, với quy định của pháp luật và với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, ngành Giáo dục; đảm bảo tính thực tiễn và khả thi, tính dân chủ và nhân văn.
Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử là rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường và phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai, để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bộ quy tắc ứng xử của các trường hiện còn chung chung, khó thực hiện
Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT), ở nước ta, quy tắc ứng xử trong trường học đã được triển khai thực hiện trong toàn ngành khi triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ năm 2008. Hầu hết các trường phổ thông đều đã tổ chức xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử.
Theo báo cáo của 50 Sở GD-ĐT, 100 trường ĐH và CĐ sư phạm, đến tháng 3/2018, đã có 68,7% các trường phổ thông ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa. Trong đó 54,6% trường thực hiện nghiêm túc và có chế tài xử lý vi phạm; 80% cơ sở đào tạo đã ban hành quy tắc ứng xử văn hóa, trong đó có 58% số trường thực hiện và có chế tài xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, nhìn chung, bộ quy tắc ứng xử trong các trường học hiện nay còn khá chung chung, dài, khó nhớ, khó thực hiện, một số còn mang tính hình thức. Ở nhiều trường, nội dung của quy tắc ứng xử chủ yếu nêu lại một số điều trong quy chế nhà trường. Việc cập nhật tình hình, điều kiện của địa phương, nhà trường để đưa những quy định cụ thể, có nét riêng phù hợp vào quy tắc ứng xử còn rất ít. Một số trường tham khảo nội dung của trường khác và có nhiều phần nội dung hoàn toàn giống nhau, chưa thể hiện được các nội dung cụ thể, đặc thù của trường mình.
Cố gắng để ban hành bộ khung qui tắc ứng xử trước thềm năm học mới
Tại hội thảo, đại diện các Sở GDĐT, nhà trường đều khẳng định sự cần thiết của việc Bộ xây dựng bộ khung quy tắc ứng xử trong trường học để các nhà trường cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đồng thời đưa ra những ý kiến góp ý cho dự thảo từ các giá trị cốt lõi được nhóm nghiên cứu đề xuất, về các hành vi nên làm và không được làm...
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa |
Lắng nghe các góp ý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện, sau đó Bộ sẽ tổ chức thẩm định kết quả.
Thành viên Hội đồng thẩm định nội dung quy tắc ứng xử sẽ gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo có uy tín (như GS Trần Văn Thêm – Trường ĐH KHXHNV, ĐHQG TP HCM; TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Hà Nội,...). Sau khi tiếp thu, hoàn thiện nội dung dự thảo khung qui tắc ứng xử trong trường học, Bộ sẽ tiến hành đăng mạng để xin ý kiến rộng rãi các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, nhà giáo, HSSV và xã hội… Bộ Giáo dục đang cố gắng để ban hành bộ khung qui tắc ứng xử trước thềm năm học mới 2018-2019.
Nhằm khảo sát, đánh giá khung quy tắc ứng xử trong nhà trường phổ thông, làm cơ sở thực tiễn cho việc điều chỉnh và hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ban đầu với 900 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, nhân viên, phụ huynh của các nhà trường và các chủ thể có quan hệ công tác với trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội. |
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các các ĐH, học viện, các trường ĐH, các trường CĐ, trung cấp sư phạm về phòng, tránh học sinh, sinh viên tham gia cá độ, đánh bạc qua mạng.
" alt=""/>Bộ quy tắc ứng xử trong các trường hiện còn chung chung và mang tính hình thức